Mô hình PEST phân tích môi trường vĩ mô doanh nghiệp

Mô hình PEST

Đầu những năm 1960, mô hình PEST (Political, Economic, Social and Technological analysis) được xây dựng và áp dụng vào thực tiễn nhằm phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô trong quản trị chiến lược tổ chức. Aguilar (1967) là người đầu tiên nghiên cứu về các công cụ và kĩ thuật trong phân tích môi trường vĩ mô ở bốn yếu tố: kinh tế, kĩ thuật, chính trị và văn hóa xã hội với tên gọi ban đầu là ETPS (Economic, Technological, Political, and Social environment), và được Arnold Brown xây dựng lại thành STEP (Strategic Trend Evaluation Process), mang ý nghĩa về cách thức đánh giá các xu hướng mang tính chiến lược. Tuy nhiên, cho tới mãi những năm 1970, mô hình PEST mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị chiến lược, các doanh nghiệp, thông qua những tác động của nó tới hiệu quả của công tác đảm bảo các chiến lược môi trường.

1. Nội dung phân tích

PEST là công cụ phân tích đơn giản, hữu ích và được sử dụng rộng rãi, giúp doanh nghiệp nắm bắt được “bức tranh tổng quan” về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường công nghệ. Đến hiện nay, mô hình PEST được sử dụng rộng rãi mặc dù vẫn trên cơ sở 4 yếu tố ban đầu, gồm:

  • Môi trường chính trị

Môi trường chính trị có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như giáo dục, lao động xã hội, nền tảng kinh tế, cơ sở hạ tầng. Một số yếu tố chính liên quan tới chính trị thuộc mô hình gồm:

Sự ổn định của chính trị: chủ yếu liên quan đến xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế pháp luật. Thể chế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Mức độ can thiệp của Chính phủ: Chính phủ vừa là nhân tố kiểm soát, khuyến khích, tài trợ lại vừa là nhà cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp. Nắm bắt được mức độ can thiệp của chính phủ tới các lĩnh vực sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

Pháp luật: Một số bộ luật như luật đầu tư, thuế, lao động, môi trường,… và các chính sách thương mại, phát triển ngành, điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng … tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và phát triển bền vững. Doanh nghiệp hiểu rõ và chấp hành luật pháp sẽ tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản pháp lý mang lại, đồng thời có những đối sách kịp thời, giảm thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.

  • Môi trường kinh tế

Các yếu tố kinh tác động trực tiếp và liên tục tới quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp (Gillespie, 2007), cụ thể qua một số yếu tố sau:

Tăng trưởng kinh tế GDP: tăng trưởng thu nhập quốc dân cao hơn có thể thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty. Nền kinh tế tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn là nền kinh tế đang đi xuống.

xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *